Tiếp nối dự án Khu công nghiệp đô thị dịch vụ Dung Quất (Quảng Ngãi), CTCP Đầu tư và Phát triển Khu công nghiệp Phát Đạt (PDI) tiếp tục mở rộng quy mô đầu tư tại Đồng Tháp với các dự án Khu công nghiệp tại huyện Cao Lãnh có tổng diện tích 2.000 ha, tính đến năm 2030. Đồng Tháp với chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) nhiều năm liên tục đứng trong nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước, cho thấy các định hướng và phương pháp thiết lập môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi liên tục được phát huy, đã tạo ra hiệu ứng tốt, một hình ảnh Đồng Tháp tích cực, hấp dẫn trong mắt doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Tháng 1/ 2022 vừa qua đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã thông xe rút ngắn thời gian di chuyển từ TP HCM đến Cao Lãnh chỉ còn 2 tiếng, cao tốc Lộ Tẻ - Mỹ An - Cao Lãnh vừa được Thủ tướng chính phủ phê duyệt đầu tư khi hoàn thành sẽ rút ngắn thời gian lưu thông từ Kiên Giang về Đồng Tháp chỉ còn 1 tiếng 30 phút.
Theo kế hoạch phát triển mạng lưới cao tốc 2021 - 2025, cao tốc An Hữu - Cao Lãnh hình thành kết nối hai tuyến cao tốc phía Đông (Sài Gòn - Cà Mau) và cao tốc phía Tây (Sài Gòn - Kiên Giang) tạo nên kết nối giao thông thuận lợi cho Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung và Đồng Tháp nói riêng.
Ngoài ra, Đồng Tháp hiện đang đứng đầu cả nước về sản lượng gạo, tôm nước lợ, cá tra và trái cây, với 24,51 triệu tấn gạo, chiếm 56% tổng sản lượng của cả nước; 671.700 tấn tôm, chiếm 83,51%; 1,41 trịêu tấn cá tra, chiếm 98% và 4,3 triệu tấn trái cây, chiếm 60%; là nơi có nhiều nông sản nổi tiếng thế giới như gạo ngon nhất thế giới ST25, xoài cát, nhãn, ổi, mít,…
Nhờ vào vị trí chiến lược kết nối giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và ĐBSCL, nằm ngay trung tâm vùng nguyên liệu nông thủy sản và có nguồn lao động dồi dào, Đồng Tháp có tiềm năng to lớn để trở thành trung tâm công nghiệp chế biến, phục vụ cho chuỗi giá trị kinh tế nông nghiệp. Đồng Tháp là trung tâm ĐBSCL và Cao Lãnh trở thành "trái tim của ĐBSCL".
Nắm bắt được những lợi thế và tận dụng năng lực phát triển dự án, CTCP Đầu tư và Phát triển Khu công nghiệp Phát Đạt (PDI) đã triển khai xúc tiến và được UBND tỉnh Đồng Tháp chính thức chấp thuận chủ trương nghiên cứu vào ngày 16/2/2022.
Theo đó, PDI sẽ tiến hành nghiên cứu các dự án khu công nghiệp (KCN) tại Cao Lãnh với tổng diện tích 2.000 ha, được chia làm ba dự án gồm: KCN Cao Lãnh, KCN Cao Lãnh II và KCN Cao Lãnh III với tổng mức đầu tư cho cả ba dự án là 14.726 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 1 từ 2021 đến 2025 phát triển quy mô 1.000 ha và giai đoạn 2 từ 2026 đến 2030 phát triển quy mô từ 1000 ha.
Toạ lạc vị trí đắc địa, KCN Cao Lãnh & KCN Cao Lãnh II nằm trên trục CT An Hữu - Cao Lãnh và tiếp giáp cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh với Quốc lộ 30 đi qua kết nối giao thông đường bộ, KCN Cao Lãnh III tiếp giáp sông Tiền kết nối giao thông đường thủy đến Campuchia – ĐBSCL – TP HCM – Vũng Tàu; mang đến nhiều cơ hội giao thương, thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Phát Đạt theo đuổi định hướng mô hình KCN mới Xuất khẩu nông lâm thủy sản lập kỳ tích trong đại dịch, Bộ NN&PTNT vừa cho biết, tính chung 11 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản (NLTS) ước đạt gần 82,67 tỷ USD, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu (XK) ước đạt gần 43,48 tỷ USD, tăng 14,2% so với cũng kỳ 2020; toàn ngành lập nên kỷ lục mới với 47 tỷ USD. Ngành sản xuất và chế biến nông sản, thủy sản đang được xem là thế mạnh của khu vực ĐBSCL đóng góp tỷ trọng lớn vào cơ cấu xuất khẩu của toàn ngành. Điều này dự báo sự mở rộng và phát triển mạnh mẽ của các Doanh nghiệp tại khu vực này trong thời gian sắp tới.
Và theo hoạch định, dự án KCN Cao Lãnh được định hướng phát triển theo mô hình KCN chuyên sâu và cộng sinh, hướng đến phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua chuỗi giá trị kinh tế nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp. Cụ thể, KCN Cao Lãnh, KCN Cao Lãnh II và KCN Cao Lãnh III hướng đến mục tiêu không xả thải, tái sử dụng phế phẩm nông nghiệp cho chăn nuôi, tận dụng mái nhà xưởng để sản xuất điện mặt trời, đồng thời sử dụng hệ thống chiếu sáng tiết kiệm năng lượng cho hệ thống giao thông, công trình nội khu, trong nhà máy.
Thêm vào đó, KCN Cao Lãnh sẽ góp phần tạo ra nhiều việc làm, gia tăng nguồn thu nhập của người dân, đóng góp lớn cho nguồn thu ngân sách, hình thành và phát triển các đô thị, dịch vụ đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển và hiện đại hóa kết hợp mảng xanh phục vụ toàn ngành tại Đồng Tháp. Phát Đạt đẩy mạnh phát triển BĐS công nghiệp trong chiến lược đa ngành Phát Đạt mở đầu bước sang lĩnh vực BĐS công nghiệp với dự án tại vị trí vô cùng chiến lược, khu vực Cảng Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu), được định hướng phát triển dịch vụ hậu cần kho bãi nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của đại đa số doanh nghiệp tại siêu cảng của toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tiếp đó là dự án Khu công nghiệp – Đô thị - Dịch vụ Phát Đạt – Dung Quất rộng 1.152 ha tại Dung Quất (Quảng Ngãi).
Và với dự án KCN Cao Lãnh, tổng diện tích BĐS công nghiệp được CTCP Đầu tư và Phát triển Khu công nghiệp Phát Đạt phát triển chạm mức hơn 3.000 ha tọa lạc tại những vị trí trọng điểm với nhiều lợi thế cạnh tranh. Phát Đạt định hướng phát triển dự án theo mô hình cụm công nghiệp đô thị dịch vụ, mang lại tính đồng bộ cho nhu cầu phát triển kinh tế hiện đại, thu hút đầu tư kết nối khâu R&D – Dịch vụ hỗ trợ - Sản xuất/ Nuôi trồng – chế biến – lưu trữ/ Phân phối. Đồng thời, đáp ứng mục tiêu hài hòa với nhu cầu đô thị hóa, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Với sự hợp tác cùng những đối tác lớn uy tín trong và ngoài nước như Nippon Koei,… Phát Đạt chắc chắn sẽ mang đến những sản phẩm chất lượng cao phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp và nông nghiệp hiện đại tại Việt Nam.
Xem thêm tại link: https://nhaxuongvietnam.vn/khu-cong-nghiep-phat-dat-tiep-tuc-mo-rong-dau-tu-tai-dong-thap